1. KPI - Công cụ quản lý nhân sự hiệu quả
Trong doanh nghiệp, nếu nhiều nhân viên có hứng thú với KPI sẽ giúp gia tăng nội dung có thể quyết định được ở thực địa. Nói cách khác, tổ chức sẽ tính linh hoạt và chủ động hơn. Nhờ đó, có thể đẩy nhanh tốc độ thực hiện công việc một vượt bậc.
Trong thời đại mà mọi thứ đang thay đổi chóng mặt như hiệnnay, những công ty có thể đưa ra quyết định tối ưu ngay tại thực địa sẽ trở thành tổ chức lớn mạnh vượt bậc. Vì thể, bất cứ doanhnghiệp nào cũng nên triển khai quản trị KPI tới toàn thể cán bộ, nhân viên và áp dụng làm tiêu chí phán đoán, quyết định trong
tất cả các trường hợp. Trong cuốn sách này, tác giả chia sẻ cùng độc giả về phương pháp quản trị KPI có thể áp dụng chủ nghĩa thực tế triệt để, khác hẳn với kiểu KPI vốn chỉ đơn giản và vừa theo dõi các con số, vừa vận hành kinh doanh.
Phạm vi ứng dụng của KPI rất rộng lớn, hãy đọc cuốn sách này và sử dụng công cụ KPI một cách hiệu quả.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
2. Lập Kế Hoạch Công Việc Theo Chu Trình PDCA - Bí Quyết Phát Triển Thần Kỳ Của Các Doanh Nghiệp Nhật Bản
PDCA (lập kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – cải tiến) trong doanh nghiệp. Nghĩa là lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đã lập ra, vừa nhìn lại kết quả vừa cải thiện hơn nữa để tiến tới công việc tiếp theo. Báo cáo ngày PDCA không chỉ mang lại sự tăng trưởng doanh số “không tưởng” cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ kiên trì áp dụng.
3. OKR - Phương Pháp Thiết Lập Mục Tiêu Và Quản Lý Công Việc Vượt Trội
“OKR - Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội” giới thiệu về công cụ OKR - giải pháp quản lý nhân sự và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bền vững. OKR xuất phát từ các nước phương Tây và hiện được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, bất kể quy mô và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp đó.
OKR bao gồm hai yếu tố: O - Objective (mục đích) và KR - Key Result (chỉ số kết quả quan trọng). Hệ thống OKR là một cơ chế giúp chúng ta luôn ý thức được mục đích, bằng cách thiết lập một mục đích định tính bên cạnh các chỉ số kết quả quan trọng có tính chất định lượng. OKR đã được chứng minh là một hệ thống đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng đối với nhiều công ty và tổ chức. Không chỉ vậy, OKR còn mang lại hiệu quả đáng kể và bền vững qua thời gian, cũng như có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với bối cảnh thị trường nhiều nhiễu động, đòi hỏi các cá nhân và tập thể phải thay đổi không ngừng để thích ứng.
Trong cuốn sách “OKR - Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội”, tác giả Kazuhiro Okuda đã dẫn dắt đầy đủ, cụ thể và súc tích tầm quan trọng của OKR, khái niệm OKR, cách triển khai OKR, những điều cần lưu ý và cả ví dụ về việc vận dụng OKR trong thực tế. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp để không chỉ quản lý nhân sự hiệu quả, mà còn hướng tới việc khai thác tiềm năng tối đa của mỗi cá nhân nói riêng và cả tổ chức nói chung - thì OKR chắc chắn là một hệ thống đáng để tham khảo, và cuốn sách “OKR - Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội” sẽ cung cấp khung hành động mạch lạc nhất cho bạn hiện thực hóa ý tưởng của mình.
“Tôi muốn nhân viên hăng say nỗ lực làm việc.
Tôi muốn nhân viên cảm thấy muốn làm việc.
Tôi muốn công ty là nơi nhân viên của mình trưởng thành.
Tôi muốn tất cả các nhân viên của công ty mình tươi cười với khách hàng.
Tôi muốn cố gắng làm việc để giúp ích cho công ty.”
Mọi nhà lãnh đạo hay cấp quản lý sáng suốt đều mong muốn những điều lý tưởng trên. Nhưng trong thực tế, có thể do đặc thù của công ty khiến nhân viên không chủ động phát triển, hoặc bản thân người lãnh đạo vẫn còn thiếu kinh nghiệm dẫn dắt, nên việc thúc đẩy nhân sự tiến bộ và đem lại hiệu quả hữu hình cho doanh nghiệp trở thành một ước mơ khó lòng đạt được. Nhưng, đã là một người nắm quyền, người quản lý phải luôn duy trì được lý tưởng và cổ vũ cho nhân viên, các đội nhóm hoạt động dưới quyền. Có thể bạn chỉ là một người bình thường, không có khiếu lãnh đạo bẩm sinh và không có tài năng thu hút nhân tâm, nhưng bạn vẫn có thể tìm kiếm các phương pháp hiệu quả nhằm tăng cường tự tin và vận hành tổ chức tiến về phía trước. Không cần mất công sức đi đường vòng lâu hơn nữa, công cụ OKR đã có sẵn dành cho bạn để áp dụng bất cứ lúc nào!
4. Nghệ thuật quản trị nhân tài
– Đưa ra phương pháp tinh gọn, giúp nâng cao năng lực và chất lượng nhân tài theo cách đơn giản nhất.
– Cách tiến hành đánh giá nhân tài bằng ma trận PxP, từ đó đưa ra những chính sách đào tạo và phát triển phù hợp cho từng nhóm nhân viên.
– Mô hình đánh giá năng lực, xây dựng ma trận năng lực để thống nhất hành vi nhân viên với chiến lược của tổ chức.
Là người lãnh đạo, muốn quản lý thành công và hiệu quả, phải có niềm tin kiên định và phương pháp rõ ràng trong việc tuân thủ nguyên tắc quản lý. Mỗi khi nắm bắt được vấn đề cốt lõi của việc quản lý: cách dùng người, phát hiện tài năng, bồi dưỡng tính tự giác, độc lập cho nhân viên, tạo điều kiện để họ phát huy sở trường là bạn đã thể hiện được kỹ năng cũng như nghệ thuật quản lý.
Nghệ Thuật Quản Lý Nhân Sự trình bày dễ hiểu những điểm quan yếu nhất trong phương pháp quản lý nhân sự: cách ra lệnh, chọn giải pháp, giải quyết trở ngại, đề xuất thưởng phạt, khích lệ nhân viê kèm theo những ví dụ cụ thể thường xảy ra trong thực tế. Vận dụng tinh tế, đúng lúc những phương pháp này, bạn sẽ nắm được bí quyết quản lý, dễ dàng tạo dựng thành công cho cá nhân lẫn doanh nghiệp.
5. 21 Phẩm Chất Vàng Của Nhà Lãnh Đạo
Bạn mơ ước điều gì? bạn thấy mình đang làm gì trong giấc mơ lớn của chính mình? Điều gì đang ngăn cách bạn và ước mơ đó? Câu trả lời chính là nghệ thuật lãnh đạo. Tiến sĩ John Maxwell, tác giả cuốn sách này khẳng định: “mọi thành bại đều do nghệ thuật lãnh đạo, song biết cách lãnh đạo mới chỉ làm nên nửa cuộc chiến. Hiểu nghệ thuật lãnh đạo và thật sự lãnh đạo là hai việc hoàn toàn khác nhau”.
Chìa khóa biến bạn từ người nắm vững nguyên tắc lãnh đạo thành nhà lãnh đạo đích thực nằm ngay trong tính cách của bạn. Những phẩm chất, tính cách sẽ khơi nguồn, thúc đẩy tài năng lãnh đạo, và tạo dựng thành công cho bạn. Một phần năng lực phát triển mà nhà lãnh đạo có được là nhờ học hỏi các nguyên tắc. Đó là những công cụ rất hiệu quả. Nhưng muốn đạt đến cấp độ lãnh đạo cao nhất, bạn phải dựa vào sức mạnh nội tại – những phẩm chất làm nên con người bạn. Khi nghiên cứu về những nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn sẽ thấy tất cả họ đều sở hữu 21 phẩm chất được đề cập trong cuốn sách này: sứs hút, lòng cản đảm, sự tận tâm, thái độ tich cực, tinh thần trách nhiệm… Nếu bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo theo cách bạn nên làm từ bên trong, bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo theo cách bạn muốn ở bên ngoài. Mục đích của cuốn sách này là giúp bạn khám phá, sàng lọc và phát huy những tố chất cá nhân cần thiết của một nhà lãnh đạo thực thụ, mẫu người mà tất cả mọi người đều muốn đi theo.
6. Bản đồ chiến lược nhân sự
“Các nhà lãnh đạo ngày nay gặp phải một thách thức: triển khai chiến lược một cách hoàn hảo, đồng thời tạo ra giá trị theo những cách thức mới mẻ, sáng tạo. “Bản Đồ Chiến Lược” là cuốn sách quan trọng cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào đang nỗ lực đạt được những mục tiêu nói trên, trong bối cảnh môi trường kinh doanh đa dạng, với nhiều chủ thể liên quan khác nhau”
Vanessa Kirsch & Kelly Fitzsimmons
Chủ tịch & Giám đốc Điều hành, Tập đoàn New Profit Inc.
Làm sao để hoạch định chiến lược và truyền thông chiến lược một cách rõ ràng đến mọi thành viên ở tất cả các cấp trong toàn tổ chức? Lời đáp nằm ở “Bản Đồ Chiến Lược”. Đây cũng là công cụ hữu hiệu bậc nhất để kết nối/đồng bộ công việc hằng ngày của từng thành viên với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược chung của tổ chức.
Trong quyển sách này, Robert S. Kaplan và David P. Norton - “cha đẻ” của Thẻ điểm cân bằng -đã đưa ra một bộ công cụ mới mang tính sáng tạo và đổi mới không hề kém so với Thẻ Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard), đó chính là Bản Đồ Chiến Lược (Strategy Map) dựa trên công trình nghiên cứu tại hơn 300 tổ chức qua hơn một thập niên.
Thông qua việc sử dụng nhiều ví dụ sinh động, các tác giả trình bày cách thức xây dựng những Bản Đồ Chiến Lược tùy theo tình hình cụ thể của mỗi tổ chức. Với Bản Đồ Chiến Lược, chúng ta có thể:
- Làm rõ chiến lược và truyền thông chiến lược đến toàn đội ngũ
- Xác định được những quy trình nội bộ quan trọng nhất, những thứ thúc đẩy thành công về mặt chiến lược
- Sắp xếp, gắn kết các khoản đầu tư vào con người, công nghệ và nguồn vốn tổ chức sao cho tạo ra tác động lớn nhất
- Phát hiện ra các lỗ hổng trong chiến lược, đưa ra hành động điều chỉnh kịp thời.
Có thể nói, các khuôn mẫu, nội dung chiến lược và tài sản vô hình là những viên gạch đặt nền tảng cho sự hiểu biết và thực thi chiến lược. Chúng tạo ra nguyên liệu để các nhà lãnh đạo mô tả và quản lý chiến lược ở mức độ chi tiết về vận hành. Bởi lẽ: Cái gì chúng ta không đo lường được thì không quản lý được, nhưng cái gì chúng ta không mô tả được thì cũng không đo lường được.
Cuốn sách Bản đồ chiến lược này sẽ cung cấp mối liên kết hiện còn thiếu giữa việc hoạch định và triển khai chiến lược, đồng thời đây cũng là một cẩm nang mô tả, đo lường và kết nối các tài sản vô hình để có được hiệu quả hoạt động vượt trội.