Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những diểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua đó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.
Nội dung sách gồm 2 phần:
- Phần I: Giới thiệu, có 6 chương, từ I đến VI
- Phần II: Kinh và truyện: Kinh thì dịch tròn 64 quẻ, Truyện thì chỉ dịch Hệ từ truyện.
Chương I và II quan trọng, bạn nên đọc kĩ. Chương III đọc để nhớ và hiểu được ý nghĩa Kinh Dịch. Chương IV rất quan trọng, nên đọc rất kĩ, chỗ nào không hiểu thì đánh dấu ở ngoài lê để sau coi lại. Đọc xong Chương IV rồi, nên hãy tạm nhảy Chương V và VI mà đọc tiếp ngay bản dịch 64 quẻ trong phần II. Mỗi ngày chỉ đọc 2,3 quẻ thôi, đọc kĩ cho hiểu, Đọc được độ mươi quẻ thì những quẻ sau sẽ thấy dễ hiểu. Chương IV giúp bạn hiểu 64 quẻ, mà 4 quẻ cũng giúp bạn hiểu thêm chương IV, vì vậy trong khi đọc 64 quẻ bạn nên thường tra lại chương IV và khi đọc xong 64 quẻ, bạn nên coi lại Chương IV, lúc đó bạn sẽ hiểu những chỗ đã đánh dấu ở ngoài lề mà lần đầu tiên bạn chưa hiểu.
Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh năm 1912, mất năm 1984, hưởng thọ 73 tuổi. Sẽ không ngoa khi gọi Nguyễn Hiến Lê là "tượng đìa văn hóa". Cả đời ông gần như dành trọn cho nghiệp viết. Trong hơn 30 năm cầm bút, ông xuất bản 120 bộ sách - con số gần gấp 1,5 lần tuổi đời của ông.
Nguyễn Hiến Lê - một nhà văn, nhà giáo, tác giả, dịch giả của hàng trăm đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực như: Văn học, triết học, giáo dục, chính trị, kinh tế. Trong đó có nhiều cuốn đã trở thành "Sách gối đầu giường" như Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Và Vui Sống, Bảy Bước Đến Thành Công, Chiến Tranh và Hòa Bình, Sử Ký Tư Mã Thiên, Bài Học Do Thái, Kinh Dị.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
phung khue
Đọc Dịch đã khó, đọc rồi hiểu thấu những lý lẽ cùng tận của nó không phải ai cũng làm được. Đến như đức Khổng tử cũng nói “ Cho ta sống thêm ít năm nữa, tới 50 tuổi nghiên cứu Kinh Dịch, thì có thể không lầm lỗi lớn.” Kinh Dịch là một kỳ thư, ban đầu chỉ có những hào (vạch liền, vạch đứt), những quẻ (tổ hợp của các vạch), do vua Phục Hy phác họa ra. Ông đã ngước mắt nhìn bầu trời để rồi thu tóm vạn vật vào hai phạm trù âm dương mà đặt căn bản cho Kinh Dịch. Kinh Dịch biểu hiện sự giao thoa, đeo đuổi, chuyển hoá, pha trộn, thăng giáng, suy thịnh của hai yếu tố âm dương (được triển khai từ thái cực) để thành tựu nên vạn vật. Văn Vương, Chu Công và các tác giả Dịch truyện tin các phép bói dịch và đem những luật âm dương ai cũng nhận thấy trong vũ trụ để giảng cho nó bớt tính huyền bí đi, sửa lại thuyết định mệnh trong dịch coi nó là một luật tự nhiên, nó chỉ cho ta biết cái hướng theo đó sự việc sẽ xảy ra. Kinh Dịch bởi vậy là tinh hoa kiến thức huyền bí vừa có tính mặc khải vừa có tính chiêm nghiệm của các bậc thánh hiền thời cổ. Người nào thông hiểu dịch lý thì có thể hiểu biết sâu xa và tiên liệu các sự việc một cách tương đối chính xác; do đó mà hành động ít lỗi lầm. Kinh dịch – đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê chú trọng tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử thế trong Kinh Dịch gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa. Dù là một cuốn sách rất khó đọc ở cả phần Kinh lẫn truyện, việc bỏ bớt phần bói toán, huyền bí và trình bày một cách có hệ thống, sáng *** tư tưởng của cổ nhân là một thành tựu đáng ghi nhận nơi tác giả.
Hình ảnh đánh giá thực tế
Phan Trang
Người comment này là 1 ai đó - đọc nhiều, có cái nhìn nhân sinh rộng, có tầm hiểu biết rộng mới có thể viết nên những lời như này. Rất ngưỡng mộ! 🙏🙏🙏