Thông số kỹ thuật Nỗi buồn chiến tranh
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người.Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
phung khue
“Cái may của nỗi buồn chiến tranh là ở chỗ nó ra đời vào thời hội nhâp. Nhiều khách phương xa đặt chân đến đây với cuốn truyện của Bảo Ninh. Trong chừng mực mà ở nhiều nơi, hai tiếng Việt Nam mới có nghĩa một cuộc chiến tranh – nó đã trở thành người đại sứ duy nhất của văn học mời gọi người ta đến với xứ sở này để khám phá tiếp” Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của nhà phê bình Vương Trí Nhàn về tác phẩm này. Sự khen ngợi dành cho tác phẩm có lẽ phần đa đến từ những người nước ngoài hơn là những người Việt Nam, những người mà với họ ký ức về chiến tranh, thậm chí là những trải nghiệm trực tiếp về cuộc chiến khi so sánh với điều tác giả viết đều không có gì xa lạ. Có chăng với họ đây là một tác phẩm mang giá trị biểu đạt nghệ thuật với thứ văn phong vừa mang tính hiện thực lại vừa có sức nặng chiều sâu tâm lý . Dẫu vậy với cá nhân người đọc khi những câu chuyện, giọng văn quen thuộc đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lúc tạo cảm giác buồn chán, có lẽ điều này cũng được chính tác giả tự trào bằng thủ pháp mang tính ẩn dụ ở những dòng văn cuối “ Tuy nhiên mạch chuyện không ngừng đứt gãy. Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối thù hình. Tất cả đang diễn ra đột nhiên đứt gãy và bị quét sạch khỏi giữa chừng trang giấy như thể rơi vào một kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm. Ta vẫn gọi đó là sự mất bố cục, sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát nhiều khi chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái sự lực bất tòng tâm của y. “ Phải chăng tác phẩm về chiến tranh sau rốt vẫn là một trải nghiệm buồn của người lính viết văn.
Hình ảnh đánh giá thực tế