Thông số kỹ thuật Lược Sử Triết Học Trung Quốc
Tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của Phùng Hữu Lan không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú.
Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tuỳ ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
phung khue
Phạm vi của triết học Trung Quốc không chỉ là Khổng tử hay Lão tử, thậm chí không phải là Nho Gia hay Lão gia vốn liên quan đến hai ngài. Triết học Trung quốc vốn rông lớn hơn nhiều, các chủ đề mà các nhà tư tưởng Trung quốc đề cập hầu như cũng là chính là các vấn đề triết gia phương Tây quan tâm. “Lược sử triết học Trung Quốc” là bản rút ngắn bộ “Lịch sử Triết học Trung Quốc” cùng của giáo sư Phùng Hữu Lan. Bản rút ngắn này thực hiện được là do tác giả bỏ hết đi một số triết gia kém quan trọng trong nguyên tác và giản lược những chỗ nói về các triết gia còn lại, tránh ghi nhiều cước chú hay bỏ đi các phần tham khảo chi tiết. Dẫu vậy đây là một tác phẩm có tính học thuật thật sự, một công trình giá trị mà độc giả có thể nương cậy khi nhập môn nghiên cứu về triết học Trung Quốc.
Hình ảnh đánh giá thực tế