Thông số kỹ thuật Làm Gì Có Ai Thực Lòng Muốn Chết
Cố giáo sư Lim Sewon là giáo sư tại Đại học Y khoa Sungkyunkwan và là bác sĩ tâm thần tại bệnh viện Kang Buk Samsung. Công việc của giáo sư Lim Sewon là tìm lại hạnh phúc cho những người đang đánh mất chúng, người ta gọi đó là công việc "điều trị bệnh trầm cảm".
Trầm cảm - căn bệnh quái ác ăn mòn nụ cười, làm mất đi năng lượng và hơn tất cả đánh mất đi hy vọng. Căn bệnh này chẳng bỏ qua bất cứ ai, kể cả khi đó là một bác sĩ hơn mười năm tích lũy kinh nghiệm lâm sàng, lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân và giúp họ "tìm lại hy vọng" để nguôi ngoai nỗi đau trong tâm hồn.
Ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc, ẩn chứa nhiều thông điệp tích cực và chữa lành cho bất cứ ai đọc cuốn sách này, hy vọng vào tương lai để có thể được hạnh phúc. Khi đặt bút viết cuốn sách này, tác giả muốn giúp nhiều người hơn, kể cả chính ông, những người đang phải vật lộn với nỗi đau khổ, để học có thể tìm thấy dẫu chỉ là một chút của niềm hy vọng mong manh, để có thể nắm trong tay một manh mối nhỏ của hạnh phúc.
Cuốn sách này có thể giúp đỡ dù chỉ là một phần nhỏ bé cho những ai đang rơi vào tuyệt vọng, hay những người thân trong gia đình họ, trên hết là tất cả những người muốn lấp đầy từng khoảnh khắc của cuộc đời mình bằng niềm hạnh phúc.
—---
MỘT TRÍCH ĐOẠN TRONG SÁCH:
“Bác sĩ không hiểu bệnh này đây”
Các bệnh nhân thường nói với tôi như vậy. Và tôi rất ghét phải nghe câu nói ấy.
Đặc biệt là trong những năm đầu khi vừa nhận được bằng cấp về chuyên môn, tôi đã gần như nổi giận khi nghe thấy điều đó. Tôi, học đại học Y sáu năm, thực tập một năm, nội trú bốn năm, và có cả bằng cấp chuyên môn được Nhà nước công nhận là thành thạo trong lĩnh vực này, mà lại còn không hiểu về chuyên ngành của mình - bệnh trầm cảm - vậy thì rốt cuộc ai mới là người hiểu rõ về căn bệnh này đây?
Tuy nhiên, một năm, hai năm, khi kinh nghiệm lâm sàng dần dần tích lũy lại, tôi nhận ra rằng những lời nói này của các bệnh nhân chỉ là cách họ thể hiện sự bất mãn của mình đối với phương pháp điều trị hiện tại. Và rồi tôi đã nói với các bệnh nhân như thế này:
“Bác sĩ điều trị ung thư không nhất thiết phải mắc bệnh ung thư mới có thể hiểu rõ về nó và điều trị tốt cho bệnh nhân ung thư. Bệnh trầm cảm cũng vậy. Tuyệt đối không phải chỉ những người mắc bệnh này mới hiểu và có thể chữa trị được nó.”
Nhưng phải hơn mười năm sau khi trở thành bác sĩ chuyên khoa, tôi mới biết mình đã sai và các bệnh nhân đã đúng. Không phải vì tôi đã gặp nhiều bệnh nhân và tích lũy được những kinh nghiệm lâm sàng, mà chỉ khi chính bản thân tôi tự trải qua những tháng ngày dài đau đớn vì bệnh trầm cảm, tôi mới hiểu.
Là một bác sĩ, hơn ai hết, tôi hiểu rõ trầm cảm là bệnh gì, phải điều trị ra sao. Nhưng tôi lại không biết các bệnh nhân đã thực sự trải qua căn bệnh này như thế nào
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Phụng Trương
Đây là một quyển sách viết về trầm cảm một cách nhẹ nhàng, văn phong gần gũi, dễ tiếp cận, ko mang nặng tính học thuật nên là đọc sẽ rất nhanh, rất dễ thấm. Sách dành cho những ai mới tập tễnh tìm hiểu về căn bệnh Trầm cảm, rất cơ bản, rất dễ hiểu, khái quát nên vấn đề rất nhanh. Nhưng với những ai mong muốn tìm hiểu về Trầm cảm sâu hơn thì cuốn này có vẻ chưa đủ đô lắm. Sách viết có hơi dài dòng, khoảng 200 trang, đọc trong 1 buổi chiều là xong nha. Review xíu cho mn tham khảo nè: Người bị trầm cảm họ có muốn chết ko ? Câu trả lời là KO. Họ chỉ là ko tìm thấy hy vọng sau những lần đã cố gắng vùng vẫy hết sức mà chẳng còn lối thoát nào cho nỗi bất an của mình. Trước khi trầm cảm xuất hiện, thì đã tồn tại một quá trình của những cảm xúc tiêu cực trước đó. Bắt đầu từ LO LẮNG – SỢ HÃI – BẤT AN. Vì ko dự đoán được việc của tương lai nên càng trở nên bất an hơn. Khi ở trong trạng thái này lâu ngày, cố tìm biện pháp giải quyết nhưng lại ko nhận được sự giúp đỡ, hoặc sự giúp đỡ vô nghĩa, thì cũng giống như ban cho họ hy vọng rồi lại tự tay hủy đi niềm hy vọng đó, đẩy họ lại xuống vực thẩm, nếu quá trình này cứ diễn tiến và xảy ra liên tục, người bệnh sẽ ko còn muốn vùng vẫy thoát ra nữa vì lúc này chính bản thân họ cũng đã kiệt sức, về tinh thần lẫn thể xác, họ từ trạng thái chủ động chuyển sang bị động và dần quen CHỊU ĐỰNG những cảm xúc này, lâu ngày họ sẽ trở nên trầm cảm và ko còn cảm thấy cuộc đời này có gì thú vị nữa, ko còn gì có thể níu kéo họ nữa. Biện pháp để bước ra khỏi TRẦM CẢM: 1. Duy trì nguồn sống cho cơ thể: dù hôm nay có tồi tệ như thế nào vẫn phải ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, thức dậy đúng giờ và thể dục thể thao điều độ. 2. Gom những hành động nhỏ tạo nên niềm vui: Nghe những thể loại nhạc yêu thích, xem bộ phim yêu thích, buôn chuyện với bạn bè, tắm hoặc chơi đùa với thú cưng, vẽ, làm gốm, nấu ăn, xem tấu hài… những hoạt động giúp não bộ thư giãn. 3. Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn: trong một khoảng thời gian ngắn thực hành những biện pháp bước ra khỏi Trầm cảm, rất khó để có thể thấy liền kết quả ngay lập tức. Có những khi mình đã cố gắng hết sức nhưng vẫn chẳng thấy có sự thay đổi gì. Bắt đầu ngán ngẫm và chọn dừng lại. Nhưng ngay khoảnh khắc mình dừng lại, mọi nỗ lực trước đây của mình coi như bỏ phí. Thất vọng và bất lực sẽ khiến mình bỏ cuộc, mà như vậy thì những gì có thể giúp mình bước ra khỏi trầm cảm trở nên ít đi, đến một lúc nào đó cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến bạn ko thể làm được việc gì nữa. Càng là những thời điểm quan trọng, càng phải bước qua được giới hạn của bản thân. Kiên nhẫn ko phải là sự chịu đựng mà là tiếp tục làm việc mình phải làm dù cho việc đó chưa có những thay đổi ngày tức thì. Mỗi giới hạn của ngày hôm nay chỉ là của hôm nay, ngày mai sẽ khác. Đường giới hạn của bản thân sẽ được vẽ lại bằng những nỗ lực của ngày hôm nay. Việc của bản thân là ko để mình bị dao động trước những lúc như vậy, tiếp tục làm những việc cần làm. 4. Niềm tin vào bản thân: tin rằng mình nhất định làm được. 5. Năng lực chánh niệm - Bây giờ và ở đây: Ko để đầu óc lang thang, tập trung vào hiện tại – hôm nay - ở đây – bây giờ. Hãy tự trả lời những câu hỏi: Bây giờ mình đang làm gì ? Mình đang ngồi ở đâu ? Hôm nay mình có plan gì ? Chỉ cần tập trung trả lời những câu hỏi này một cách ngắn gọn như là: Bây giờ mình đang thưởng thức 1 ly cà phê, mình đang ngồi đọc sách, hôm nay sau tan làm mình sẽ đi spa…. Hãy tự trả lời những câu hỏi làm tăng khả năng chánh niệm của mình, giúp cho não bộ ko còn đưa tâm trí lãng vãng lang thang. Cho điểm: 5 sao cho sự phục vụ luôn rất chu đáo của team Tiki. Giao hàng, gói hàng trước giờ chưa bao giờ làm mình thấy vọng. 3 sao cho nội dung của sách nha. Sau cùng, chúc bạn tìm được quyển sách phù hợp với nhu cầu của mình nhen.
Hình ảnh đánh giá thực tế
đoàn nhật vũ
Cảm ơn bạn rất nhiều