Thông số kỹ thuật Kinh Dịch Trọn Bộ (Ngô Tất Tố Dịch Và Chú Giải)(Bìa Cứng)
Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.
Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.
Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.
Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Nguyễn Tấn Phát
Về hình thức trình bày thì bản Kinh Dịch này của Minh Thắng không làm tôi thất vọng, không hoặc rất hiếm có lỗi sai về chính tả, câu cú. Bìa làm cứng cáp và chắc, ngoài ra còn có lớp áo bọc ngoài bìa. Tuy vậy, bản này không ghi tiêu đề cho từng phần như Thoán truyện, Đại tượng, Tiểu tượng, Văn ngôn, Hào từ, làm tôi thấy hơi bất tiện khi phân biệt được phần nào ra phần nào, hay muốn biết đang đọc tới đâu trong từng hào. Về nội dung thì bản dịch của Ngô Tất Tố hầu như chỉ lấy những kiến giải của Tống Nho (như Trình Di, Chu Hi, và các tiên nho) để chú giải cho các quẻ. Dĩ nhiên cụ Ngô ở phần giới thiệu có trình bày cách đọc và học Dịch cần phải ra sao, và những lời khuyên đó thật đúng với tinh thần Kinh Dịch (tức học Dịch thì “chỉ nên giữ cho lòng mình trống rỗng, để tìm ý nghĩa của nó, không nên giữ ý kiến riêng của mình”, còn phần chú giải của các nhà Tống Nho thì chỉ nên để tham khảo thôi, chứ không cố chấp, câu nệ học theo những lời văn của họ). Ngoài ra còn một điểm cần lưu ý là cụ NTT không dịch hai phần Hệ từ và Thuyết quái, vốn là hai phần đáng tham khảo khi học Dịch. Nói chung, bản của cụ Ngô dù sao cũng mang khuynh hướng của Tống học (tức Lý học, loại bỏ ảnh hưởng của Phật, Đạo tới Nho giáo); nếu độc giả mong chờ những kiến giải của Đạo gia, hay của Nho gia trước thời Tống như Vương Bật thời Tam Quốc thì bản này không đáp ứng được. Riêng tôi thì thấy đã đọc bản của cụ Ngô thì đọc thêm bản của cụ Thu Giang mới có thể quan sát được sự tương phản thú vị giữa các góc nhìn (tuy nhiên bản dịch đó khá rối rắm vì cụ TG vừa dẫn Lão Trang, Khổng Mạnh, vừa dẫn các triết gia Tây phương và Phật gia vào để chú giải). Nói đi thì cũng nói lại, cái cốt ở Kinh Dịch là cái gợi lên trong tâm hồn của người đọc, còn cách nghĩ của các nhà chú giải kia có quan trọng bằng đâu, đọc sao thì hay vậy thôi. Trang Tử có viết: “Có Lời là vì Ý, được Ý hãy quên Lời.”
Hình ảnh đánh giá thực tế