Máy cưa hỗ trợ việc cắt vật liệu trở nên đơn giản hơn, là dụng cụ cầm tay cần thiết cho những ai làm trong ngành sản xuất - chế tác gỗ, xây dựng và lắp ráp. Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm được cách bảo quản và vệ sinh máy cưa sao cho đúng cách nhé!
1 Cách bảo quản máy cưa
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Vì máy cưa thuộc nhóm thiết bị điện, để tránh cho máy không bị hoen gỉ, chập điện hoặc hỏng pin (đối với máy cưa dùng pin) thì bạn nên bảo quản thiết bị này ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh các yếu tố môi trường như bụi bẩn, nước mưa, hơi ẩm.
Ngoài ra, bạn có thể treo máy cưa lên giá (kệ) hoặc đặt trong hộp dụng cụ, giúp máy tránh tiếp xúc với hơi ẩm và cát bẩn từ mặt đất.
Bảo dưỡng máy định kỳ, bảo trì linh kiện
Để tăng hiệu suất làm việc và độ bền của sản phẩm, bạn nên bảo dưỡng máy cưa định kỳ cũng như bảo trì linh kiện bên trong máy sau khoảng thời gian dài sử dụng.
Có thể nói, việc bảo dưỡng máy cưa sẽ giúp cho thiết bị vận hành trơn tru, giảm thiểu tình trạng giật lag, đồng thời phát hiện kịp thời dấu hiệu hư hỏng của các linh kiện như: chổi than, roto, stato, bugi,… nhờ đó tiết kiệm được chi phí sửa chữa đáng kể so với việc máy cưa bị hỏng nặng hơn.
Ngắt nguồn điện, pin sau khi sử dụng
Đối với máy cưa dùng điện, bạn nên rút dây điện để đảm bảo an toàn và giúp cho máy nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài vận hành. Đối với loại máy cưa dùng pin, bạn cũng nên tháo rời pin ra khỏi máy, tránh cho pin chảy nước và làm hỏng bo mạch bên trong máy cưa.
Không những thế, bạn cũng cần phải tháo lưỡi cưa ra khỏi máy, nhằm đề phòng các tai nạn ngoài ý muốn nếu như máy cưa chưa kịp ngắt kết nối nguồn điện sau khi sử dụng.
Lắp đặt phụ kiện đúng vị trí
Trước khi sử dụng máy cưa, bạn cần lắp các phụ kiện trên máy vào đúng vị trí, để giúp cho máy vận hành hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người dùng. Nếu gặp phải khó khăn trong việc lắp đặt phụ kiện trên máy, bạn nên tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất nhé!
Chọn vị trí làm việc thích hợp
Ngoài chú ý đến môi trường bảo quản thiết bị, bạn cũng nên sử dụng máy cưa ở những khu vực khô ráo, thoáng mát và hạn chế chứa những vật liệu dễ cháy (như rác, vải, bìa cứng, dăm gỗ,…), để tránh hiện tượng chập cháy điện xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo khu vực làm việc có đầy đủ ánh sáng, đề phòng sự cố xảy ra khi sử dụng máy cưa như cắt nhầm vào ngón tay hoặc không nhìn thấy rõ vật liệu cắt, khiến cho đường cắt trở nên mất thẩm mỹ.
Thường xuyên tra dầu mỡ
Máy cưa cũng giống như một số dụng cụ cầm tay khác, bạn cũng nên tra dầu mỡ thường xuyên (1 tháng/lần) giúp cho trục xoay và bánh răng của máy cưa hoạt động trơn tru hơn, góp phần nâng cao hiệu suất máy khi hoạt động và duy trì độ bền động cơ tốt.
Thường xuyên lau chùi, làm sạch
Việc lau chùi máy cưa sau khi sử dụng giúp cho thiết bị tránh bám bụi bẩn, mùn cưa và giảm thiểu tình trạng hoen gỉ, nhờ đó kéo dài thời gian sử dụng máy cưa lâu hơn.
2 Cách vệ sinh máy cưa
Chuẩn bị vật dụng làm sạch
- Găng tay
- Chậu (thau) nước nóng
- Khăn lau
- Bàn chải đánh răng
- Máy thổi khí (nếu có)
- Tua vít hoặc máy khoan bắt ốc vít
- Dung dịch làm sạch (như Lestoil, Pine Sol,…)
Các bước tiến hành
Đầu tiên, bạn cần phải đeo găng tay để đảm bảo an toàn vì máy cưa được thiết kế nhiều cạnh gờ sắc và lưỡi cưa có thể gây trầy xước hoặc làm đứt tay bạn. Sau đó, bạn có thể dùng máy thổi khí để làm sạch bụi bẩn và mùn cưa còn bám trên các rãnh khe của máy cưa.
Tiếp theo, bạn pha nước nóng với dung dịch làm sạch (đọc hướng dẫn trên sản phẩm để biết lượng dung dịch cần pha). Bạn lấy khăn khô thấm vào hỗn hợp dung dịch vừa mới pha, vắt kỹ rồi bắt đầu thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Dùng khăn ẩm lau toàn bộ trên bề mặt máy cưa, đồng thời dùng bàn chải đánh răng làm sạch xung quanh các nút phím trên máy cưa. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý xem có vị trí nào bị nứt trên máy cưa không.
Bước 2: Dùng khăn khô lau phần dây điện của máy cưa và kiểm tra các dấu hiệu sờn hoặc nứt có trên dây điện hay không.
Bước 3: Kiểm tra và làm sạch buồng đốt vì bộ phận này thường xuyên bám nhiều bụi bẩn.
Bước 4: Dùng máy khoan hoặc tua vít để tháo ốc vít, bạn tiến hành kiểm tra và làm sạch chổi than, roto, stato để giúp máy vận hành hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, đối với máy cưa có chức năng thổi bụi thì bạn cũng nên làm sạch thêm cả ống thổi bụi bằng máy thổi khí, rồi lau sạch bằng khăn ẩm và để khô ráo, tranh cho cặn bụi dính vào máy.
Bước 5: Với lưỡi cưa, bạn có thể mài lại chúng cho sắc bén hoặc thay thế lưỡi cưa mới đối với trường hợp lưỡi cưa bị mẻ hoặc mòn quá mức, khó có thể sử dụng tiếp được.
Bước 6: Tra dầu vào mô-tơ máy móc để hỗ trợ tạo độ mượt cho quá trình quay khi máy cưa hoạt động.
Những lưu ý khi làm sạch
Trong quá trình làm sạch và sau khi làm sạch máy cưa, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không đặt máy cưa trong nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước, thay vào đó bạn cần phải sử dụng khăn ẩm hoặc khăn khô để lau chùi, nhằm tránh gây chạm mạch điện.
- Phải ngắt nguồn điện hoặc tháo pin trước khi vệ sinh máy cưa để đảm bảo an toàn về điện.
- Nên để máy cưa thật khô trước khi bảo quản.
Chỉ bán online
Chỉ bán online
Chỉ bán online
Chỉ bán online
Hy vọng với những thông tin phía trên đã giúp bạn biết được thêm cách bảo quản và vệ sinh máy cưa đúng cách khi sử dụng dụng cụ này rồi nhé. Nếu gặp phải khó khăn gì thêm, hãy để lại bình luận phía dưới để nhân viên Điện máy XANH hỗ trợ sớm nhất cho bạn.