Siddhartha (Tái Bản)

Đã bán: 4
65,000đ 72,000đ
Tiết kiệm:
7,000đ
so với giá thị trường Đề xuất
Tham khảo có 7 nơi bán

14 Đánh Giá - Nhận Xét Từ Khách Hàng trên TIKI

Võ Thanh Tân
Võ Thanh Tân

Nội dung hấp dẫn. Đã đọc nhiều lần nhưng vẫn mua để đọc lại. Mỗi lần đọc lại là thêm một trải nghiệm mới cho cuộc sống

Truong Quoc Toan
Truong Quoc Toan

Shop đóng gói cẩn thận, nhân viên dễ thương, trả lời tin nhắn nhanh nhiệt tình. Sách gọn dễ mang đi xa.

Nguyễn Thanh Quang
Nguyễn Thanh Quang

Mình vừa đọc xong quyển tiểu thuyết Siddhartha – tác phẩm đạt giải Nobel văn chương 1946 của Hermann Hesse. Đây là ấn bản dịch từ nguyên bản tiếng Đức cùng tên. Mình cũng đã tìm đọc luôn một ấn bản khác trước đây, là bản dịch từ phiên bản tiếng Anh, có tên là Câu chuyện dòng sông. Cảm giác đầu tiên khi mình đọc quyển tiểu thuyết này, đó chính là sự giống nhau với cuốn Dấu chân trên cát – Truyện về người Ai Cập khai sáng văn minh Hy Lạp của Mika Waltari mà mình cũng vừa đọc hồi tuần rồi. Nếu như Dấu chân trên cát là câu chuyện về cuộc đời của một người y sĩ tài ba Ai Cập có kiến thức uyên thâm về khoa học sự sống và sự chết – Sinuhe, thì Câu chuyện dòng sông là câu chuyện về một người Bà la môn có trí tuệ vượt bậc – Siddhartha. Bạn đã thấy điểm giống nhau đầu tiên của hai nhân vật này chưa? Đó chính là tên của họ đều bắt đầu bằng chữ S: Sinuhe và Siddhartha (hihi). Nhưng mình sẽ gọi Siddhartha là Tất Đạt, giống như trong ấn bản Câu chuyện dòng sông. Vì Tất Đạt nghe nó Việt Nam hơn là Siddhartha và cá nhân mình cũng thích bản dịch từ tiếng anh hơn bản dịch từ tiếng Đức ? Điểm giống nhau đầu tiên mình muốn nói (không phải giống tên) đó chính là về Tình bạn. Mình đã từng cảm động về tình bạn của Sinuhe và Horemheb bao nhiêu thì mình càng trầm trồ về tình bạn của Tất Đạt và Thiên Hữu (Govinda) bấy nhiêu. Một tình bạn trong sáng và đẹp, mà ban đầu mình suýt nghĩ theo kiểu không trong sáng khi đọc những dòng sau: “Thiện Hữu bạn chàng, con một người Bà La Môn, yêu chàng hơn ai hết. Chàng yêu đôi mắt và giọng nói trong trẻo của Tất Đạt. Chàng yêu dáng đi của Tất Đạt, cử động của chàng. Chàng yêu tất cả những điều Tất Đạt làm và nói, và trên tất cả, chàng yêu kiến thức của Tất Đạt, những tư tưởng đẹp đẽ và đầy nhiệt tình, ý chí mạnh mẽ và thiên tính cao vời của chàng.” Qua câu chuyện về tình bạn đáng quý này, mình càng thêm tin vào những mối lương duyên có tên là tri âm tri kỷ. Trong cuộc đời, sẽ may mắn biết bao khi ta có được một người bạn hiểu mình. Trải qua một cuộc bể dâu, người bạn đó vẫn ở bên mình và hiểu mình là một điều hạnh phúc. Cái hôn trán cuối cùng của Thiên Hữu dành cho Tất Đạt thực sự làm mình xúc động. Mà nói theo như bản dịch Câu chuyện dòng sông, “đây là một hành vi gây chấn động, mà các bậc thầy Thiền tông và Mật tông thường sử dụng để thức tỉnh môn sinh, khi ngôn từ không có hiệu quả. Nó nói lên rằng chỉ có tình yêu có nội dung trí tuệ mới đem lại sự an lạc, giải thoát cho con người, không phải chỉ trí tuệ suông.” Điểm giống nhau thứ hai là con đường mà cả hai nhân vật chính phải đi qua. Trên con đường đi tìm chân lý của Tất Đạt, anh đã trải qua tất cả cung bâc hỷ, nộ, ái, ố của một người thường tình có được, để rồi cuối cùng, những xúc cảm giác quan, địa vị và quyền lực ấy không mang lại sự an lạc mà anh đang kiếm tìm. Mình thấy nó giống y hệt con đường mà Sinuhe đã phải đi qua. Nhứt là lúc hai chàng thanh niên này vô tình bắt gặp một bóng hồng làm cho mình phải hồn xiêu phách lạc và chìm đắm trong lâu đài tình ái đầy xúc cảm. “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân” là có thật. Điểm giống nhau thứ ba mà mình thấy được ở hai cuốn tiểu thuyết này chính là lời khuyên hãy quan sát và lắng nghe vũ trụ cũng như môi trường thiên nhiên mà chúng ta đang sống. Nếu Dấu chân trên cát là cái nhìn vĩ mô về các vì sao trên thiên hà và vũ trụ thì Câu chuyện dòng sông là sự lắng nghe đến từ những sự vật thiên nhiên xung quanh chúng ta. Mình sẽ chia sẻ những bài học mà Tất Đạt nhận được từ dòng sông ở bài viết sau. Vì mình rất tâm đắc những bài học này.


Hình ảnh đánh giá thực tế
  • Mình vừa đọc xong quyển tiểu thuyết Siddhartha – tác phẩm đạt giải Nobel văn chương 1946 của Hermann Hesse. Đây là ấn bản dịch từ nguyên bản tiếng Đức cùng tên. Mình cũng đã tìm đọc luôn một ấn bản khác trước đây, là bản dịch từ phiên bản tiếng Anh, có tên là Câu chuyện dòng sông. Cảm giác đầu tiên khi mình đọc quyển tiểu thuyết này, đó chính là sự giống nhau với cuốn Dấu chân trên cát – Truyện về người Ai Cập khai sáng văn minh Hy Lạp của Mika Waltari mà mình cũng vừa đọc hồi tuần rồi.

Nếu như Dấu chân trên cát là câu chuyện về cuộc đời của một người y sĩ tài ba Ai Cập có kiến thức uyên thâm về khoa học sự sống và sự chết – Sinuhe, thì Câu chuyện dòng sông là câu chuyện về một người Bà la môn có trí tuệ vượt bậc – Siddhartha. Bạn đã thấy điểm giống nhau đầu tiên của hai nhân vật này chưa? Đó chính là tên của họ đều bắt đầu bằng chữ S: Sinuhe và Siddhartha (hihi). Nhưng mình sẽ gọi Siddhartha là Tất Đạt, giống như trong ấn bản Câu chuyện dòng sông. Vì Tất Đạt nghe nó Việt Nam hơn là Siddhartha và cá nhân mình cũng thích bản dịch từ tiếng anh hơn bản dịch từ tiếng Đức ?

Điểm giống nhau đầu tiên mình muốn nói (không phải giống tên) đó chính là về Tình bạn. Mình đã từng cảm động về tình bạn của Sinuhe và Horemheb bao nhiêu thì mình càng trầm trồ về tình bạn của Tất Đạt và Thiên Hữu (Govinda) bấy nhiêu. Một tình bạn trong sáng và đẹp, mà ban đầu mình suýt nghĩ theo kiểu không trong sáng khi đọc những dòng sau:

“Thiện Hữu bạn chàng, con một người Bà La Môn, yêu chàng hơn ai hết. Chàng yêu đôi mắt và giọng nói trong trẻo của Tất Đạt. Chàng yêu dáng đi của Tất Đạt, cử động của chàng. Chàng yêu tất cả những điều Tất Đạt làm và nói, và trên tất cả, chàng yêu kiến thức của Tất Đạt, những tư tưởng đẹp đẽ và đầy nhiệt tình, ý chí mạnh mẽ và thiên tính cao vời của chàng.”

Qua câu chuyện về tình bạn đáng quý này, mình càng thêm tin vào những mối lương duyên có tên là tri âm tri kỷ. Trong cuộc đời, sẽ may mắn biết bao khi ta có được một người bạn hiểu mình. Trải qua một cuộc bể dâu, người bạn đó vẫn ở bên mình và hiểu mình là một điều hạnh phúc. Cái hôn trán cuối cùng của Thiên Hữu dành cho Tất Đạt thực sự làm mình xúc động. Mà nói theo như bản dịch Câu chuyện dòng sông, “đây là một hành vi gây chấn động, mà các bậc thầy Thiền tông và Mật tông thường sử dụng để thức tỉnh môn sinh, khi ngôn từ không có hiệu quả. Nó nói lên rằng chỉ có tình yêu có nội dung trí tuệ mới đem lại sự an lạc, giải thoát cho con người, không phải chỉ trí tuệ suông.”

Điểm giống nhau thứ hai là con đường mà cả hai nhân vật chính phải đi qua. Trên con đường đi tìm chân lý của Tất Đạt, anh đã trải qua tất cả cung bâc hỷ, nộ, ái, ố của một người thường tình có được, để rồi cuối cùng, những xúc cảm giác quan, địa vị và quyền lực ấy không mang lại sự an lạc mà anh đang kiếm tìm. Mình thấy nó giống y hệt con đường mà Sinuhe đã phải đi qua. Nhứt là lúc hai chàng thanh niên này vô tình bắt gặp một bóng hồng làm cho mình phải hồn xiêu phách lạc và chìm đắm trong lâu đài tình ái đầy xúc cảm. “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân” là có thật.

Điểm giống nhau thứ ba mà mình thấy được ở hai cuốn tiểu thuyết này chính là lời khuyên hãy quan sát và lắng nghe vũ trụ cũng như môi trường thiên nhiên mà chúng ta đang sống. Nếu Dấu chân trên cát là cái nhìn vĩ mô về các vì sao trên thiên hà và vũ trụ thì Câu chuyện dòng sông là sự lắng nghe đến từ những sự vật thiên nhiên xung quanh chúng ta. Mình sẽ chia sẻ những bài học mà Tất Đạt nhận được từ dòng sông ở bài viết sau. Vì mình rất tâm đắc những bài học này.
Hiệp Nguyễn Đăng
Hiệp Nguyễn Đăng

Sách kể về chuyến hành trình đầy kì diệu, hãy lắng nghe sự tĩnh lặng trong bản thân để cảm nhận mọi thứ tốt hơn


Hình ảnh đánh giá thực tế
  • Sách kể về chuyến hành trình đầy kì diệu, hãy lắng nghe sự tĩnh lặng trong bản thân để cảm nhận mọi thứ tốt hơn
Khách Hàng
Khách Hàng

Có một vài chỗ cảm thấy bực mình nhưng nhìn chung truyện vẫn hay nhưng cũng rất đau não. Tại lời nói của mấy nhân vật toàn thâm thúy, cao siêu gì gì đâu mà mình vắt chất xám không ra được để ngộ "đạo" ^^... Tiki vẫn giao hàng nhanh chóng và sách được đóng gói đẹp và cẩn thận.

Nguyễn Khắc Hiếu
Nguyễn Khắc Hiếu
cũng phải vì bạn cần hiểu triết học Ấn Độ và bối cảnh lịch sử thời Đức Phật mới dễ dàng hiểu toàn bộ tác phẩm đc :3
Ly Huong
Ly Huong
b có thể để lại cho mình k
Tiki Care
Tiki Care
Tiki đã nhận được thông tin đánh giá và rất tiếc vì sản phẩm chưa đạt được như kì vọng từ bạn. Tiki đã ghi nhận thông tin và rất hy vọng sẽ phục vụ bạn thành công hơn trong các đơn hàng tiếp theo. Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ thêm từ Tiki, bạn có thể liên hệ hòm thư hotro@tiki.vn hoặc hotline 1900-6035. Trân trọng.
No name

Một câu chuyện tâm linh… Tất Đạt đa để tìm được giác ngộ của mình, đã từ chối tất cả các người thầy, kể cả Đức Phật Thế Tôn để tự đi tìm bản ngã cho mình. Sau mọi trải nghiệm, Tất đạt đa đã tìm được con đường giải thoát cho chính mình sau khi lắng nghe dòng sông và sống với người lái đò. Để đạt được sự giải thoát đó, Tất đạt đa đã phải tự mình chứng nghiệm mọi thứ, sướng vui, hạnh phục, hỉ nộ ái ố, trải nghiệm nhiều vai trò, thậm chí có con với kỹ nữ. Qua mọi trải nghiệm khổ đau, Tất đạt đa đã tìm ra con đường của mình, vượt lên trên mọi thiện ác, tốt xấu.

No name

đây là cuốn mình thấy đáng đoc, tiki giao hàng tận tình, sách bản rất đẹp. cám ơn tiki!


Hình ảnh đánh giá thực tế
  • đây là cuốn mình thấy đáng đoc, tiki giao hàng tận tình, sách bản rất đẹp. cám ơn tiki!
  • đây là cuốn mình thấy đáng đoc, tiki giao hàng tận tình, sách bản rất đẹp. cám ơn tiki!
No name

Tiki giao hàng nhanh. Vote 5 sao. Mong Tiki sẽ nhập thêm những cuốn sách có giá trị như thế này nhiều hơn nữa.

Thông số kỹ thuật Siddhartha (Tái Bản)

Siddhartha (Tái Bản)

Trong các tác phẩm của Hermann Hesse, có lẽ Siddhartha là tác phẩm nổi tiếng nhất. Câu chuyện lấy thời điểm Đức Phật còn tại thế, nói về một chàng thanh niên rời gia đình đi tìm giác ngộ. Dù được gặp Phật, dù bạn đồng hành đã gia nhập tăng đoàn, nhưng chàng thanh niên Siddhartha nhất quyết đi theo con đường của mình.

Cuối cùng, sau khi trải nghiệm hết tất cả niềm vui và nỗi khổ của cuộc sống thế gian, chàng thanh niên Siddhartha đã giác ngộ được chân lý bên cạnh một dòng sông. Chàng đã lắng nghe dòng sông và tìm thấy ở nơi đó mọi dạng hình của đời sống. Chàng đã thấy “pháp giới” trong dòng sông và ngộ được tính nhất thể của vạn sự.

Hermann Hesse cho ta thấy muốn thấu hiểu bản chất của đời sống, con người cần phải trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của nó. Sự sống đang diễn ra trong mọi hình thái trong vũ trụ cũng chỉ vì nó cần trải nghiệm hết chính bản thân mình. “Sự sống” đó là “dòng sông” của Siddhartha mà chàng đã biết lắng nghe.

Cuối cùng Siddhartha đã ngộ ra rằng “sự thật nào cũng có đối nghịch của nó và điều đối nghịch này cũng thật không kém”. Khi đã trải nghiệm và biết lắng nghe mọi hình thái của sự sống, chàng đã tự siêu việt chính mình, vượt lên thiện - ác, tốt - xấu. Đó là tư tưởng Bát nhã, nói theo cách của Hermann Hesse.

Nguyễn Tường Bạch - (Báo Tuổi trẻ)

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Cùng thương hiệu

Đăng nhập
Đăng ký